Hiểu về sức khoẻ xương qua từng thời kỳ

Thời kì mang thai

Trong thời kỳ mang thai, canxi và vitamin D hỗ trợ quá trình khoáng hóa xương của thai nhi đang phát triển và sự phát triển khung xương liên tục ở trẻ sơ sinh.

Trẻ em

+ Phần lớn khối lượng xương của người trưởng thành đạt được trước 14 tuổi.
+ 95% bộ xương người trưởng thành được hình thành vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên.
+ Trẻ em và thanh thiếu niên là hai thời kỳ phát triển nhanh và quan trọng nhất để xây dựng khối lượng xương trong cơ thể.

Người lớn từ 20-30 tuổi

Khối lượng xương đỉnh thường diễn ra trong độ tuổi từ 20 đến 30

Những năm tuổi 30

Từ giữa những năm 30 tuổi, hiện tượng loãng xương bắt đầu xảy ra (đây cũng là cột mốc quan trọng nhất mà chúng ta muốn vượt qua).

Giai đoạn 40 tuổi trở lên

Trong suốt cuộc đời, cơ thể liên tục loại bỏ xương cũ và thay thế bằng xương mới. Quá trình này được gọi là quá trình chuyển hóa xương. Sau tuổi 40, lượng xương được thay mới bắt đầu giảm dần

Những năm tuổi 50

+ Từ thời kỳ mãn kinh, loãng xương diễn ra ở một tốc độ nhanh hơn do lượng estrogen trong cơ thể suy giảm nhanh chóng. Nếu khối lượng xương đỉnh của phụ nữ trước khi mãn kinh thấp hơn mức lý tưởng, bất kỳ lượng xương nào mất đi trong thời kỳ mãn kinh đều có thể dẫn đến loãng xương.
+ Trong khoảng 5 năm đầu sau khi mãn kinh, phụ nữ giảm khối lượng xương với tỷ lệ khoảng 2%-3% mỗi năm và sau đó tiếp tục suy giảm khoảng 1% khối lượng xương mỗi năm cho đến cuối đời.
+ Đàn ông bắt đầu loãng xương những năm 50 tuổi, nhưng tiến trình này diễn tiến chậm hơn so với ở phụ nữ.
+ 66% người trên 50 tuổi bị loãng xương hoặc sức khỏe xương yếu.

Những năm tuổi 60

Tỷ lệ loãng xương ở đàn ông và phụ nữ trên 60 tuổi là như nhau, và khả năng hấp thụ canxi giảm dần theo tuổi tác

Đặt câu hỏi

*