Tầm quan trọng của phát triển xương ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của xương vì đây chính là lúc phần lớn khối lượng xương của cơ thể được hình thành. Từ khoảng 10 tuổi đến độ tuổi thanh thiếu niên, xương tăng trưởng mạnh mẽ nhất và mật độ xương cũng gia tăng nhanh chóng ở cả bé trai lẫn bé gái.

Trong những năm phát triển của hệ khung xương đỉnh, thanh thiếu niên tích lũy hơn 25% lượng xương có ở người trưởng thành và khi giai đoạn thanh thiếu niên kết thúc ở độ tuổi 17, chúng đã phát triển 90% khối lượng xương của người trưởng thành.

Khối lượng xương tích lũy trong tuổi thiếu nhi và thanh thiếu niên sẽ quyết định sức khoẻ xương trong cuộc sống sau này; mật độ xương của cơ thể càng cao thì nguy cơ loãng xương khi về già càng thấp. Vì thế những năm dậy thì chính là nền tảng rất tốt để tạo ra hệ khung xương chắc khoẻ nhất.

Điều gì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương trong tuổi dậy thì?

Xương đòi hỏi ba yếu tố quan trọng để phát triển đầy đủ tiềm năng: canxi, vitamin D và luyện tập thể chất.

Canxi - Thanh thiếu niên luôn có nhu cầu canxi cao nhằm hỗ trợ tối đa cho giai đoạn phát triển xương đỉnh. Một nửa lượng canxi trong cơ thể phụ nữ và tới hai phần ba lượng canxi ở đàn ông được tạo nên trong giai đoạn dậy thì, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo đủ hàm lượng canxi trong chế độ ăn uống. Một cuộc điều tra dinh dưỡng gần đây cho thấy 82-89% bé gái và 44% bé trai trong độ tuổi 14-16 không được cung cấp đủ nhu cầu canxi hằng ngày. Nếu hàm lượng canxi không thể đạt được thông qua chế độ ăn uống, sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của xương và giúp cơ thể đạt được mật độ xương tối đa.

Vitamin D - Vitamin D rất cần thiết để tăng khả năng hấp thụ và sử dụng canxi trong cơ thể, do đó vitamin D rất quan trọng trong việc hình thành hệ xương chắc khỏe. Hàm lượng vitamin D tối ưu có thể đạt được nhờ ánh nắng và/ hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin D.

Hoạt động thể chất - Các hoạt động chịu lực nặng có thể hỗ trợ tối đa hóa khối lượng và sức mạnh của xương trong suốt thời gian tuổi dậy thì và tối ưu hóa sức khoẻ xương trong cuộc sống về sau. Các hoạt động chịu lực nặng là những hoạt động tác động nhiều trọng lượng lên xương, ví dụ: chạy, nhảy múa, nâng tạ hoặc đi bộ. Để so sánh, bơi lội không được xem là bài tập nâng chịu lực nặng vì xương không phải chịu sức nặng mà thay vào đó, nước đã chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể.

Đặt câu hỏi

*